Công Ty TNHH Đầu tư Phát Triển An Gia Phát

Tin tức

Các thuật ngữ in ấn cần phân biệt

thư giản tại bds nam cực

Ngày đăng: 02-07-2021 /(5477 view) In offset, in flexo, in ống đồng, in lụa, in phủ UV, in nhân bản(roneo, duplicating)... v.v... là những khái niệm trong lĩnh vực in ấn còn xa lạ đối với rất nhiều người, tuy nhiên để hiểu những vấn đề cơ bản của kỹ thuật in đó và các phương pháp in chính hiện nay cũng không phải là gì ghê gớm lắm

    1. IN TYPO:

    Đây là phương pháp in đầu tiên và cổ xưa nhất, được phát minh bởi người Trung Quốc nhưng người Đức (Johan Gutenberg) mới là người được công nhận là ông tổ ngành in. Và nước ứng dụng đại trà thành công in typo nhất cho đến ngày hôm nay là Việt Nam với công nghệ in trên ... tường hay còn gọi là công nghệ in "KHOAN CẮT BÊ TÔNG" nổi tiếng.

    Về nguyên lý, in typo là phương pháp in cao, tức là trên khuôn in typo, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) nằm cao hơn các phần không in. Khi in, chúng ta chà mực qua bề mặt khuôn in, các phần tử in nằm cao hơn nên sẽ nhận mực và sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh, chữ cần in. Một ví dụ gần gũi đó là con dấu (mộc), trên con dấu hình ảnh được khắc nổi cao hơn phần xung quanh, khi đóng dấu ta sẽ ấn nó vào tăm-bông để lấy mực, sau đó đóng "kịch" một phát thế là xong. Khuôn in typo cũng được khắc nổi lên như con dấu, tuy nhiên nó được chế tạo từ kim lọai (hợp kim chì) bằng quá trình ăn mòn axít, các chữ viết thì được đúc thành các con chữ riêng lẻ, sau đó sẽ được sắp lại bằng tay thành từng bộ khuôn của từng trang sách (cho nên mới gọi là công đọan sắp chữ).

    Phương pháp in typo sắp chữ hiện nay không còn được sử dụng do sản lượng thấp, lạc hậu và độc hại (chữ in được đúc từ hợp kim chì là một kim lọai độc hại) nên đã được thay thế bằng nhiều phương pháp hiện đại hơn. Một số ứng dụng khác của in typo như in số nhảy, ép chìm nổi, ép nhũ bạc, vàng... vẫn còn được sử dụng. Máy in typo ở Việt Nam được cải tiến thành máy bế đặt tay ứng dụng rất hiệu quả.

    2. IN FLEXO:

    In flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo. Khuôn in flexo cũng thuộc dạng khuôn in cao như in typo, tuy nhiên nó được chế tạo từ chất dẻo (cao su hoặc nhự photopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa. Phương pháp in này được sử dụng rộng rãi để in các lọai nhãn decal, bao bì hoặc thùng carton.

    3. IN ỐNG ĐỒNG:

    In ống đồng về nguyên lý nó là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim loại. Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu.

    Khuôn in ống đồng có dạng trục kim lọai, làm bằng thép, bề mặt được mạ một lớp đồng mỏng, phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc hiện đại hơn là dùng máy khắc trục. Sau đó bề mặt lớp đồng lại được mạ một lớp crôm mỏng để bảo vệ nên có người lại nói đây là phương pháp in.. ống crôm chứ không phải in ống đồng.

    Trục in (khuôn in) ống đồng

    Các thuật ngữ in ấn cần phân biệt

    Hình mô phỏng bề mặt khuôn in ống đồng được phóng lớn, cho thấy các ô lõm khắc trên bề mặt trục

       Các thuật ngữ in ấn cần phân biệt

    Trục in đang được mạ đồng

    Các thuật ngữ in ấn cần phân biệt

    Trục in đang được tiện để làm phẳng bề mặt

    Các thuật ngữ in ấn cần phân biệt

    Máy khắc trục đang hoạt động

    Các thuật ngữ in ấn cần phân biệt

    Hình vẽ mô tả cấu tạo 1 cụm in của máy in ống đồng (impression cylinder: trục ép in, stock: vật liệu, printing cylinder: trục in (khuôn in), ink fountain: bể chứa mực hay máng mực)

    Các thuật ngữ in ấn cần phân biệt

    Cuộn sản phẩm sau khi in

    Các thuật ngữ in ấn cần phân biệt

    Các thuật ngữ in ấn cần phân biệt

    In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, đơn cử như bao đựng OMO, Viso, bánh kẹo Bibica, hay cà phê Trung Nguyên ... v.v... tất cả đều được in bằng phương pháp in ống đồng.

    4. IN LỤA:

    Đây là phương pháp in bình dân, đơn giản, rẻ tiền và dễ đầu tư, nhưng nếu chịu khó làm vẫn có thể xây nhà tôn mua xe honda như thường.

    5. IN OFFSET:

    Đây là phương pháp in phổ biến nhất và cũng phương pháp in được nhắc đến nhiều nhất đối với những người làm design thiết kế.

    Nguyên lý của phương pháp in này đơn giản nhưng khó hình dung nếu chưa được tay sờ mắt thấy "hiện vật".

    In offset là phương pháp in theo nguyên lý in phẳng, tức là trên khuôn in hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau (khi nhìn lên bề mặt tấm bản in ta chỉ thấy nó... phẳng lì như tờ giấy, chả thấy chìm nổi gì hết). Người ta đã ứng dụng sự đẩy nhau giữa dầu và nước. Khuôn in làm từ một tấm nhôm mỏng (khoảng 0.25mm), trên khuôn in, phần trắng (không in) có bề mặt là nhôm, còn phần tử in (hình ản, chữ viết) được cấu tạo từ một lọai nhựa đặc biệt gọi là nhựa diazô. Lớp nhựa này có tính chất hút dầu, đẩy nước, và mực in offset là loại mực (có gốc) dầu. Trong quá trình in, trước tiên bề mặt khuôn in đuợc chà một lớp nước mỏng, lớp nước này sẽ dính ướt vào vùng không in (chính là lớp nhôm đó). Sau đó khuôn in mới được chà mực. Vì mực có gốc dầu nên nó không thể dính vào phần trắng trên khuôn in (đang dính nước) được, mà chỉ bắt dính lên phần tử in là nhựa diazo ưa dầu mà thôi. Chính vì vậy dù khuôn in phẳng lì nhưng khi chà mực, mực nó không chà... tùm lum lên bề mặt khuôn mà chỉ truyền đúng vào phần tử in tạo thành hình ảnh, chữ viết trên bề mặt khuôn in mà thôi. Và sau đó, khi ép in lên bề mặt vật liệu in sẽ cho ra hình ảnh cần in.

    Hình chụp phóng to bề mặt khuôn in offset. Phần màu sẫm chính là hạt tram trên bản in, phần màu sáng (giống như bị rỗ) là phần bề mặt nhôm.

    Các thuật ngữ in ấn cần phân biệt
    Hình minh họa một tấm bản in offset sau khi phơi bản, đang chạy ra khỏi máy hiện. Phần hình màu xanh bã đậu trên tấm bản in chính là màu của lớp nhựa diazô

    Các thuật ngữ in ấn cần phân biệt
    Vì sao gọi là offset (offset = truyền qua): khi in bản in không ép trực tiếp lên giấy hay vật liệu in như những phương pháp in khác mà sẽ được ép lên bề mặt một tấm cao su, sau đó tấm cao su này mới được ép lên bề mặt giấy. Việc này nhằm tạo ra sự truyền mực tối ưu nhất (truyền từ bề mặt cứng --> mềm --> cứng).

     

    6. IN NHÂN BẢN (RONEO, DUPLICATING):

    Phương pháp này có cái hay của riêng nó. Nội dung cần in được "đục thủng " trên vật liệu truyền in là Stencil (trong máy quay roneo cổ xưa) hoặc trên Master (máy in siêu tốc bây giờ) bằng phưong pháp cơ học hoặc quang - nhiệt học (?) để tạo nên bản mẫu. Khi quá trình in được tiến hành là lúc mực in được ép (roneo) hoặc hất văng lên (in siêu tốc) bản mẫu và đi qua phần tử "đục thủng" để truyền sang giấy.

    Ở những nước nghèo như Việt Nam, Trung Quốc, các nước châu Phi ..., máy in roneo vẫn còn được dùng trong việc in tài liệu đơn giản. Hiện đại hơn thì dùng máy in siêu tốc KTS, chất lượng sản phẩm từ loại máy này gần bằng in offset (nếu in đơn màu).

    Tóm lại, phương pháp in này có ưu điểm:

    • Chế bản đơn giản, ít độc hại ( gần như không độc hại).
    • In số lượng rất linh hoạt (như in lụa).
    • Tốc độ in rất nhanh (7800 tờ/ giờ).

    Và có nhược điểm :

    • Mực phải mua của chính hãng nên giá thành mực trên trang in còn cao.
    • Màu sắc hạn chế trong một số màu nhất định.
    • Giá máy còn cao so với mặt bằng giá nói chung ở nước ta.

    Thông tin liên quan

    Khách hàng - đối tác